• TOÁN 10
    • Đề kiểm tra
    • Đề thi giữa HK1
    • Đề thi HK1
    • Đề thi giữa HK2
    • Đề thi HK2
    • Đề thi khảo sát
    • Tài liệu học tập
    • Bài tập toán 10
    • Giáo án Toán 10
    • Chuyên đề toán 10
  • TOÁN 11
    • Đề kiểm tra
    • Đề thi giữa HK1
    • Đề thi HK1
    • Đề thi giữa HK2
    • Đề thi HK2
    • Đề thi khảo sát
    • Tài liệu học tập
    • Bài tập toán 11
    • Giáo án Toán 11
    • Chuyên đề toán 11
  • TOÁN 12
    • Đề kiểm tra
    • Đề thi giữa HK1
    • Đề thi HK1
    • Đề thi giữa HK2
    • Đề thi HK2
    • Đề thi khảo sát
    • Tài liệu học tập
    • Bài tập toán 12
    • Chuyên đề toán 12
    • Giáo án Toán 12
  • TÀI LIỆU
    • Sách Giáo Khoa
    • Công Thức Toán
    • Tài Liệu Ôn Thi HSG
    • Tài liệu ôn thi ĐGNL
    • Tài Liệu Ôn Thi TN THPT
    • Tài Liệu Máy Tính Casio
  • ĐỀ THI
    • Đề ôn thi THPT
    • Đề thi HSG THPT
    • Đề thi thử TN THPT
    • Đề thi ĐGNL & ĐGTD
    • Đề Thi TN THPT Quốc Gia
  • BLOG TỔNG HỢP
    • Blog Tin Tức
    • Blog Toán học
    • Tạp chí Epsilon
    • Tài liệu ngữ văn
  • THI ONLINE
    • Thi thử TN THPT
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Blog Tổng Hợp Blog Tin Tức

ĐH Bách Khoa Hà Nội công bố dạng câu hỏi và ví dụ mẫu về đề thi Đánh giá tư duy năm 2023

vted by vted
31/01/2023
in Blog Tin Tức
Reading Time: 8 mins read
0
Share on FacebookShare on TelegramShare on QR Code

Đề thi Đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội năm 2023 có nhiều sự thay đổi lớn về cấu trúc, nội dung đề thi cũng như trong công tác tổ chức.

Mục lục

  1. I –  Ba mức độ đánh giá tư duy 
    1. 1. Phần đánh giá tư duy toán học
    2. 2. Phần đánh giá tư duy đọc hiểu
    3. 3. Phần đánh giá tư duy khoa học/giải quyết vấn đề
  2. II –  Kiểu câu hỏi đánh giá tư duy
  3. III – Các ví dụ mẫu

I –  Ba mức độ đánh giá tư duy 

– Mức độ 1: Tư duy tái hiện

  • Thể hiện được khả năng nhớ lại kiến thức, thực hiện tư duy theo các quy trình đã biết.
  • Những hành động tư duy cần đánh giá: xác định, lựa chọn, nhắc lại, tìm kiếm, đặt tên, ghép nối, so sánh,…

– Mức độ 2: Tư duy suy luận

  • Thể hiện được khả năng lập luận có căn cứ, thực hiện tư duy phân tích và tổng hợp dựa theo việc vận dụng quy trình thích ứng cùng với điều kiện.
  • Những hành động tư duy cần để đánh giá: phân loại, so sánh, tổng hợp, vận dụng, chỉ được minh chứng, đưa ra lý lẽ, suy luận, giải thích, áp dụng, tóm tắt,…

– Mức độ 3: Tư duy bậc cao

  • Thiết lập và thực hiện được những mô hình đánh giá, giải thích dựa vào bằng chứng.
  • Những hành động tư duy cần đánh giá: Phân tích, phân biệt, phán đoán, đánh giá, lập luận (theo nhiều bước), kiểm tra giả thuyết,…

Với định hướng đánh giá tư duy của các bạn học sinh, đem lại sự thành công cho người học tại bậc đại học, trong bài thi đánh giá tư duy có ba năng lực tư duy đã được xác định bao gồm:

(1) Tư duy Toán học

(2) Tư duy Đọc hiểu

(3) Tư duy Khoa học/Giải quyết vấn đề.

1. Phần đánh giá tư duy toán học

Nội dung gồm kiến thức về các lĩnh vực đại số, hàm số, số học, hình học, thống kê và xác suất. Cấu trúc câu hỏi có ý nghĩa cả về mặt vấn đề và ngữ cảnh, đại diện cho những mối quan hệ của toán học; truy cập các kiến thức toán học bằng trí nhớ; kết hợp cùng với thông tin đã cho; mô hình hóa, tính toán, thao tác toán học; diễn giải; áp dụng các kỹ năng lập luận và đưa ra quyết định dựa trên toán học, thuật toán hoặc tựa thuật toán phù hợp. 

Phần đánh giá tư duy toán học nhấn mạnh đến tư duy định lượng và ghi nhớ các công thức phức tạp  hoặc áp dụng phần tính toán. Các câu hỏi hàm chứa những vấn đề từ dễ đến khó với độ tin cậy để đảm bảo được mức độ phân hóa thí sinh theo như yêu cầu.

2. Phần đánh giá tư duy đọc hiểu

Đánh giá được khả năng đọc nhanh và hiểu đúng của thí sinh. Các câu hỏi của phần thi đọc hiểu yêu cầu phải chuyển hóa ý nghĩa từ một số văn bản thuộc những thể loại như: Văn bản báo chí, Văn bản khoa học, Văn bản văn học nhằm đo lường được khả năng thu thập thông tin với những gì được tuyên bố rõ ràng và lập luận để có thể xác định ý nghĩa tiềm ẩn. 

Những câu hỏi yêu cầu học sinh cần sử dụng các kỹ năng viện dẫn và lập luận để xác định ý chính, định vị và giải thích những chi tiết quan trọng; hiểu chuỗi các sự kiện, so sánh, hiểu được mối quan hệ nhân quả, xác định ý nghĩa của từ hoặc cụm từ và các tuyên bố dựa vào ngữ cảnh; khái quát hóa, phân tích về giọng văn và phương pháp của tác giả; phân tích những đòi hỏi và bằng chứng có trong các cuộc tranh luận và tích hợp thông tin từ các văn bản liên quan.

3. Phần đánh giá tư duy khoa học/giải quyết vấn đề

Phần thi được thiết kế bao gồm: 

(1) Tập hợp các thông tin về khoa học 

(2) Các câu hỏi trắc nghiệm, với mục đích đo lường khả năng: tính, giải thích được dữ liệu; chỉ ra được phương án phù hợp với thông tin khoa học; thiết lập và thực hiện được những mô hình đánh giá, suy luận và kết quả của thử nghiệm.

Thông tin khoa học được truyền tải theo 1 trong 3 định dạng khác nhau là: 

  • Biểu diễn dữ liệu (bảng biểu, sơ đồ và đồ thị khoa học);
  • Tóm tắt nghiên cứu (mô tả một hay nhiều thí nghiệm có liên quan);
  • Quan điểm xung đột (2 hay nhiều tóm tắt mô hình lý thuyết, hiện tượng không có phù hợp với nhau).

II –  Kiểu câu hỏi đánh giá tư duy

Đề thi bao gồm các câu hỏi trắc nghiệm. Những kiểu câu hỏi trắc nghiệm được sử dụng trong bài thi bao gồm:

  • Nhiều lựa chọn (Multi choices)
  • Đúng/Sai
  • Trả lời ngắn (điền câu trả lời)
  • Kéo thả (Chọn sẵn ở trong menu)

Ví dụ cụ thể về các kiểu câu hỏi:

Ví dụ 1: Kiểu câu hỏi nhiều lựa chọn

(Nguồn: Câu 33 trong đề thi thử lần 1 năm 2022, ĐH Bách Khoa Hà Nội)

Ví dụ 2: Kiểu câu hỏi Đúng/sai

Tích của hai số nguyên có hai chữ số là một số nằm giữa 137 và 149. Mỗi phát biểu sau đây là đúng hay sai ?

Phát biểuĐúngSai
Một trong các số nguyên có thể là 11  
Một trong các số nguyên có thể là 12  
Một trong các số nguyên có thể là 19  
Một trong các số nguyên có thể là 18  

Ví dụ 3: Kiểu câu hỏi Trả lời ngắn

Cho hình vẽ. Điền số thích hợp vào chỗ chấm để hoàn thành câu sau: Thể tích của khối hộp chữ nhật là … cm3 (xăng ti mét khối), khi khối hộp chữ nhật là hình lập phương và a = 3 cm (xăng ti mét).

Ví dụ 4: Kiểu câu hỏi Kéo/thả

Nhìn chung, kết quả của Nghiên cứu 1 cho thấy rằng hạt mẫu đơn được đặt trong đĩa thủy tinh có chứa giấy ẩm có khả năng nảy mầm cao nhất khi chúng được duy trì ở nhiệt độ nào sau đây? (nhấn để chọn 1 trong 4 đáp án).

III – Các ví dụ mẫu

1. Ví dụ phần tư duy toán học:

2. Ví dụ phần tư duy đọc hiểu: 

3. Ví dụ phần tư duy khoa học/giải quyết vấn đề:

Tags: TIN TỨC

Related Posts

tốt nghiệp trung học phổ thông
Blog Tin Tức

Những điểm mới về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 thí sinh cần biết

10/03/2023
Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT của ĐH Quốc gia Hà Nội
Blog Tin Tức

Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT của ĐH Quốc gia Hà Nội

10/03/2023
Hơn 88.000 thí sinh đủ điều kiện dự thi ĐGNL của ĐHQG TP. HCM đợt 1
Blog Tin Tức

Hơn 88.000 thí sinh đủ điều kiện dự thi ĐGNL của ĐHQG TP. HCM đợt 1

10/03/2023
tuyển sinh đại học
Blog Tin Tức

Bộ GD công bố dự thảo quy chế thi tốt nghiệp THPT 2023

31/01/2023
tốt nghiệp trung học phổ thông
Blog Tin Tức

Toàn văn dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế thi tốt nghiệp THPT

31/01/2023
ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định công bố phương án tuyển sinh 2023
Blog Tin Tức

ĐH Sư phạm Kỹ thuật Nam Định công bố phương án tuyển sinh 2023

14/01/2023

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Tìm kiếm

No Result
View All Result

Bài Viết Mới Nhất

Những điểm mới về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 thí sinh cần biết

Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT của ĐH Quốc gia Hà Nội

Hơn 88.000 thí sinh đủ điều kiện dự thi ĐGNL của ĐHQG TP. HCM đợt 1

Đề ôn tập giữa kì 2 Toán 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Duy Tân – Kon Tum

Đề ôn tập giữa kì 2 Toán 11 năm 2022 – 2023 trường THPT Duy Tân – Kon Tum

Đề ôn tập giữa kì 2 Toán 12 năm 2022 – 2023 trường THPT Duy Tân – Kon Tum

Đề cương giữa kỳ 2 Toán 11 năm 2022 – 2023 THPT Lương Ngọc Quyến – Thái Nguyên

Đề cương giữa kỳ 2 Toán 10 năm 2022 – 2023 THPT Lương Ngọc Quyến – Thái Nguyên

Đề cương giữa kỳ 2 Toán 12 năm 2022 – 2023 THPT Lương Ngọc Quyến – Thái Nguyên

Đề giữa học kì 2 Toán 12 năm 2022 – 2023 trường THPT An Hải – Hải Phòng

Load More

About Us

VTED.net là một thư viện online nơi bạn có thể tải xuống các tài liệu, đề thi, sách... thuộc các môn học của khối lớp trung học hấp dẫn, nổi bật với các loại file pdf, word, ... miễn phí.

Recent Posts

  • Những điểm mới về kỳ thi tốt nghiệp THPT 2023 thí sinh cần biết
  • Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực học sinh THPT của ĐH Quốc gia Hà Nội
  • Hơn 88.000 thí sinh đủ điều kiện dự thi ĐGNL của ĐHQG TP. HCM đợt 1
  • Đề ôn tập giữa kì 2 Toán 10 năm 2022 – 2023 trường THPT Duy Tân – Kon Tum

Fanpage

Tài liệu Toán THPT
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Bản Quyền

Copyright © 2023 | Bản quyền thuộc về VTED.net

No Result
View All Result
  • TOÁN 10
    • Đề kiểm tra
    • Đề thi giữa HK1
    • Đề thi HK1
    • Đề thi giữa HK2
    • Đề thi HK2
    • Đề thi khảo sát
    • Tài liệu học tập
    • Bài tập toán 10
    • Giáo án Toán 10
    • Chuyên đề toán 10
  • TOÁN 11
    • Đề kiểm tra
    • Đề thi giữa HK1
    • Đề thi HK1
    • Đề thi giữa HK2
    • Đề thi HK2
    • Đề thi khảo sát
    • Tài liệu học tập
    • Bài tập toán 11
    • Giáo án Toán 11
    • Chuyên đề toán 11
  • TOÁN 12
    • Đề kiểm tra
    • Đề thi giữa HK1
    • Đề thi HK1
    • Đề thi giữa HK2
    • Đề thi HK2
    • Đề thi khảo sát
    • Tài liệu học tập
    • Bài tập toán 12
    • Chuyên đề toán 12
    • Giáo án Toán 12
  • TÀI LIỆU
    • Sách Giáo Khoa
    • Công Thức Toán
    • Tài Liệu Ôn Thi HSG
    • Tài liệu ôn thi ĐGNL
    • Tài Liệu Ôn Thi TN THPT
    • Tài Liệu Máy Tính Casio
  • ĐỀ THI
    • Đề ôn thi THPT
    • Đề thi HSG THPT
    • Đề thi thử TN THPT
    • Đề thi ĐGNL & ĐGTD
    • Đề Thi TN THPT Quốc Gia
  • BLOG TỔNG HỢP
    • Blog Tin Tức
    • Blog Toán học
    • Tạp chí Epsilon
    • Tài liệu ngữ văn
  • THI ONLINE
    • Thi thử TN THPT

Copyright © 2023 | Bản quyền thuộc về VTED.net