• E-mail: vted.net@gmail.com
Wednesday, July 6, 2022
  • Home
  • Chuyên đề
    • Chuyên đề toán 10
    • Chuyên đề toán 11
    • Chuyên đề toán 12
    • Tài liệu HSG Toán
    • Tài liệu ôn thi TN THPT
    • Tài liệu ôn thi ĐGNL
    • Tài liệu Casio
    • Công thức toán
  • Toán 10
    • Đề kiểm tra
    • Đề thi giữa HK1
    • Đề thi HK1
    • Đề thi giữa HK2
    • Đề thi HK2
    • Đề thi khảo sát
    • Tài liệu học tập
    • Giáo án Toán 10
  • Toán 11
    • Đề kiểm tra
    • Đề thi giữa HK1
    • Đề thi HK1
    • Đề thi giữa HK2
    • Đề thi HK2
    • Đề thi khảo sát
    • Tài liệu học tập
    • Giáo án Toán 11
  • Toán 12
    • Đề kiêm tra
    • Đề thi giữa HK1
    • Đề thi HK1
    • Đề thi giữa HK2
    • Đề thi HK2
    • Đề thi khảo sát
    • Tài liệu học tập
    • Giáo án Toán 12
  • Đề thi
    • Đề thi HSG
    • Đề thi ĐGNL
    • Đề thi thử THPT
    • Đề ôn thi THPT
  • Tài liệu Toán
    • Blog Tin Tức
    • Blog Toán học
    • Toán cao cấp
    • Tạp chí Toán hoc Tuổi trẻ
    • Tạp chí Epsilon
    • Toán Tiếng Anh
  • Bài tập Toán
    • Bài tập toán 10
    • Bài tập toán 11
    • Bài tập toán 12
    • Bài tập VD – VDC
  • Thi online
    • Thi thử TN THPT
  • Fanpage
No Result
View All Result
No Result
View All Result
Home Tài liệu Toán Blog Toán học

Nguồn gốc, ý nghĩa và những câu chuyện thú vị trong Ngày Số Pi 14/3

01/02/2022
in Blog Toán học

Sự hiện diện đầy kỳ diệu của số Pi từ vũ trụ tới địa lý và cuộc sống của chúng ta chính là những điều khám phá lý thú, không ngừng nghỉ của những người yêu toán học trên toàn thế giới. Đó lý do, ngày 14/3 được lựa chọn để kỉ niệm Ngày số Pi.

Ngày số Pi 14/3 là ngày những nhà toán học và người yêu bộ môn khoa học đầy lý thú này kỉ niệm và tôn vinh một hằng số quen thuộc với toàn nhân loại π = 3,14.

Số Pi là gì?

“Pi” là tên của kí tự thứ 16 trong bảng mẫu tự Hy Lạp. Nó được định nghĩa như một hằng số, là tỷ số giữa chu vi vòng tròn với đường kính của nó.

Giá trị của số pi

Tên Pi do chữ peripheria (perijeria) có nghĩa là chu vi của vòng tròn.

Ký hiệu của Pi là π. Ký hiệu này bắt nguồn từ chữ cái đầu tiên của từ “περίμετρος” (nghĩa là chu vi trong tiếng Hy Lạp).

Kí hiệu π được William Jones sử dụng lần đầu vào năm 1706 để tưởng nhớ đến nhà toán học Hy Lạp Ac-si-met là người đầu tiên tìm ra giá trị gần đúng của π. Ông sử dụng đa giác 96 cạnh và chứng minh được rằng giá trị của π là 3,1419.

Hành trình tìm giá trị của số Pi

Công cuộc tìm kiếm và khám phá những chữ số sau dấu phảy của số π luôn luôn là một cuộc chơi thú vị nhưng vô cùng vất vả với các nhà toán học.

Thời cổ đại, người Babylon cho rằng giá trị của nó vào khoảng 3,125 và người Ai Cập thì nó vào khoảng 3,160484.

Nhà toán học Ac-si-met (287 – 222 TCN) tìm ra giá trị số π = 3,1419.

Nhà toán học đại tài Archimedes, người có công tìm ra giá trị được xem là chính xác nhất của số Pi

Tại Trung Quốc, số Pi được các nhà toán học thời Đông Hán, Nam – Bắc Triều tìm ra với giá trị lần lượt là π = căn bậc 2 của 10; và π có giá trị nằm trong khoảng từ 3,1415926 đến 3,1415927.

Tới cuối thế kỉ 20, nhờ máy tính điện tử, con người đã tính được giá trị gần đúng của π tới con số thứ 200 tỉ sau dấu phảy.

Vào ngày 11 tháng 9 năm 2000, người ta tìm được con số lẻ thứ một triệu tỉ (1.000.000.000.000.000) là số 0.

Số Pi – Cuộc chơi vất vả nhưng thú vị của người yêu toán học

Với các nhà toán học, có hai ngày được dành cho số π, đó là ngày số Pi và ngày số Pi gần đúng.

“Ngày số Pi” được chọn vào ngày 14 tháng 3 hàng năm, đơn giản vì số Pi được xác định một cách gần đúng bằng 3,14. Còn “Ngày số Pi gần đúng” được chọn là ngày 22 tháng 7 hàng năm do nhiều người vẫn biểu diễn giá trị của số Pi dưới một con số xấp xỉ là 22/7.

Số Pi – Nguồn khám phá bất tận của người yêu toán học thế giới

Bên cạnh hai ngày dành cho con số Pi, các nhà toán học còn kỉ niệm cả phút Pi và giây Pi. Phút Pi được lựa chọn vào thời điểm 1:59 ngày 14 tháng 3 hàng năm; còn giây Pi thì lại đã xảy ra vào 6:53:58 ngày 14 tháng 3 năm 1592. Các nhà toán học lựa chọn thời điểm như trên đơn giản là vì họ dựa vào giá trị chính xác của số π = 3.14159265358…

“Ngày số Pi” được tổ chức lần đầu tiên tại San Francisco Exploratorium vào năm 1988 theo ý tưởng của Larry Shaw.

Ăn mừng Ngày số Pi

Trong ngày số Pi, do từ “περίμετρος” (nghĩa là chu vi trong tiếng Hy Lạp) được phát âm giống như từ “chiếc bánh” hay bánh ngọt mà bánh được thưởng thức nhiều trong ngày này (14/3).

Chiếc bánh nướng với con số Pi tại trường Đại học Công nghệ Delft, Hà Lan

Bên cạnh đó, mọi người còn nghe và cùng nhau hát những bài hát được lấy cảm hứng từ số π như Kate Bush – Pi (hãy đợi đến 1 phút 48 giây để bắt đầu nghe những con số nhé), Mathematical Pi, Lucy Kaplansky – Song About Pi… hay cùng nhau tụ tập ăn uống và thưởng thức tác phẩm điện ảnh dành riêng cho sự kiện này – bộ phim “Pi” của đạo diễn Darren Aronofsky.

Những chiếc bánh ăn mừng trong Ngày số Pi 14/3

Không chỉ lựa chọn riêng ngày 14 tháng 3 hàng năm là ngày lễ của số Pi, ở một số nơi trên thế giới, người ta còn tổ chức các lễ hội để tưởng nhớ việc tìm ra số π vào những ngày tháng khác.

Đơn cử như ngày 22 tháng 7 (phân số 22/7 có giá trị xấp xỉ bằng π), 10 tháng11 (ngày thứ 314 trong năm, nếu như năm nhuận thì tính là ngày 9 tháng 11), hay ngày 21 tháng 12 (ngày thứ 355 trong năm, lúc 1h13′ – liên tưởng tới số π gần đúng của người Trung Quốc bằng 355/111)…

Số Pi và những câu chuyện gắn kết đời thường

Từ vũ trụ..

Robert Matthews thuộc trường đại học Aston ở Birmingham, Anh, đã kết hợp dữ liệu thiên văn với lí thuyết số để thực hiện công việc tính ra giá trị số Pi. Matthews đã tính được khoảng cách góc giữa 100 ngôi sao sáng nhất trên bầu trời và chuyển chúng thành một triệu cặp số ngẫu nhiên, khoảng 61% trong số này không có thừa số chung. Ông thu được giá trị của pi là 3.12772, bằng 99,6% giá trị chính xác.

Đến địa lý…

Quay lại với Trái đất, pi điều khiển hành trình trôi xuôi của những dòng sông uốn khúc từ Amazon cho tới sông Thames.

Độ uốn khúc của một con sông được mô tả bằng tính ngoằn ngoèo của nó – chiều dài tính dọc theo chiều dài uốn khúc của nó chia cho khoảng cách từ nguồn nước đến đại dương tính theo đường chim bay. Hóa ra con sông trung bình thì có độ uốn khúc khoảng chừng 3,14.

Văn thơ…

Trong quyển sách sắp ra mắt của ông, Những cuộc phiêu lưu của Alex vào Miền đất số (Alex’s Adventures in Numberland), nhà báo Alex Bellos mô tả số pi đã truyền cảm hứng cho một dạng kĩ xảo đặc biệt của tác phẩm sáng tạo “gượng ép” gọi là Pilish. Đây là những bài thơ – hay piem [tiếng Anh: bài thơ = poem] – trong đó số kí tự của những từ liên tiếp được xác định bằng pi.

Một trong những bài piem thành công nhất là bài Cadaeic Cadenza của Mike Keith. Nó bắt đầu với những dòng: One/A poem/A raven [Một/Một bài thơ/Một con quạ], tương ứng với 3,1415, và tiếp tục cho 3835 chữ số còn lại. Keith còn viết một quyển sách 10.000 từ sử dụng kĩ thuật trên.

Số Pi tồn tại một cách tự nhiên trong cuộc sống

Tới căn phòng của chính bạn…

Kỉ lục hiện nay cho việc tìm ra giá trị của số pi nằm ngay dưới ngưỡng 2700 tỉ chữ số, do Fabrice Bellard thiết lập vào cuối năm ngoái. Ông sử dụng một máy vi tính, nhưng bạn còn có thể tính ra số pi ở nhà với một số cây kim và một tờ giấy có kẻ hàng.

Thả những cái kim lên tờ giấy và tính tỉ lệ phần trăm rơi thẳng trên một hàng. Với đủ số lượt thử, câu trả lời sẽ là chiều dài cái kim cho cho bề rộng giữa các hàng, tất cả nhân với 2/pi.

Đây được gọi là bài toán cái kim Buffon, đặt theo tên nhà toán học người Pháp Georges-Louis Leclerc, Comte de Buffon, người đầu tiên nêu ra nó vào năm 1733. Lí thuyết đã được đặt ra để kiểm tra vào năm 1901 bởi Mario Lazzarini, một nhà toán học đã thả 3408 cái kim để thu về giá trị 3.1415929… đúng với sáu chữ số thập phân đầu tiên.

Những kiểm nghiệm sau đó đối với các kết quả của ông cho thấy có lẽ ông đã gian lận với những con số, vì Lazzarini có vẻ chỉ muốn chọn những con số cho chiều dài kim và độ rộng hàng cho câu trả lời 355/113, một xấp xỉ khá tốt của pi.

Sự hiện diện đầy kỳ diệu của số Pi từ vũ trụ tới địa lý và cuộc sống của chúng ta chính là những điều khám phá lý thú, không ngừng nghỉ của những người yêu toán học trên toàn thế giới.

Số Pi truyền một cảm hứng khám phá bất tận từ thời xưa đến nay. Đó lý do, ngày 14/3 được lựa chọn để kỉ niệm Ngày số Pi – Ngày các nhà toán học và người say mê toán học tìm ra những giá trị có thể còn đúng hơn nữa về sau.

Xem thêm một số bài viết khác về toán học: Tại Đây

Related Posts

460 BÀI TOÁN VUI LUYỆN TRÍ THÔNG MINH
Blog Toán học

460 BÀI TOÁN VUI LUYỆN TRÍ THÔNG MINH

04/06/2022
PHƯƠNG PHÁP QUY NẠP TOÁN HỌC
Blog Toán học

PHƯƠNG PHÁP QUY NẠP TOÁN HỌC

09/04/2022
CHUYÊN KHẢO ĐA THỨC
Blog Toán học

CHUYÊN KHẢO ĐA THỨC

07/04/2022
CÁC BÀI TẬP VÀ CHUYÊN ĐỀ TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG
Blog Toán học

CÁC BÀI TẬP VÀ CHUYÊN ĐỀ TAM GIÁC ĐỒNG DẠNG

07/04/2022

Leave a Reply Cancel reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Recent Posts

  • Đề KSCL Toán thi tốt nghiệp THPT 2022 cụm Lập Thạch – Sông Lô – Vĩnh Phúc
  • Đề án tuyển sinh năm 2022 trường ĐH Kỹ thuật Hậu cần Công an Nhân dân
  • Đề án tuyển sinh năm 2022 của trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN
  • 20 đề thi thử tốt nghiệp THPT 2022 môn Toán có đáp án và lời giải chi tiết
  • Những lưu ý khi làm bài Ngữ văn thi tốt nghiệp THPT
  • Đề thi tốt nghiệp THPT được đưa ra Côn Đảo bằng trực thăng
  • Thái Nguyên: 2.753 người làm nhiệm vụ tại Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
  • Nam Định công khai đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về kỳ thi tốt nghiệp THPT
  • Bắc Giang lập 4 Đoàn kiểm tra công tác chuẩn bị Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022
  • Đáp án đề thi THPT quốc gia 2022 môn Tiếng Anh

Tag

BLOG TOÁN HỌC BẤT ĐẲNG THỨC VÀ BẤT PHƯƠNG TRÌNH CHUYÊN ĐỀ HÀM SỐ CHỈ TIÊU TUYỂN SINH GIÁO ÁN TOÁN 10 GIÁO ÁN TOÁN 11 GIÁO ÁN TOÁN 12 KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG TOÁN 12 NGUYÊN HÀM - TÍCH PHÂN PHƯƠNG THỨC XÉT TUYỂN SÁCH GIÁO KHOA THI THỬ ONLINE THI THỬ TN THPT 2022 Thi thử TN THPT 2021 THI TỐT NGHIỆP 2022 TIN TỨC TOÁN 10 TOÁN 11 TOÁN 12 TOÁN TIẾNG ANH TRẮC NGHIỆM VECTƠ TRẮC NGHIỆM XÁC SUẤT TUYỂN SINH LỚP 10 TUYỂN SINH ĐH 2022 TUYỂN SINH ĐẠI HỌC TÀI LIỆU ÔN THI THPTQG TẠP CHÍ EPSILON TỌA ĐỘ KHÔNG GIAN OXYZ ÔN THI ĐGNL ĐỀ KSCL TOÁN 10 ĐỀ KSCL TOÁN 11 ĐỀ KSCL TOÁN 12 ĐỀ THI GIỮA HK2 TOÁN 10 ĐỀ THI GIỮA HK2 TOÁN 11 ĐỀ THI GIỮA HK2 TOÁN 12 ĐỀ THI HK2 TOÁN 10 ĐỀ THI HK2 TOÁN 11 ĐỀ THI HK2 TOÁN 12 ĐỀ THI HSG TOÁN 10 ĐỀ THI HSG TOÁN 11 ĐỀ THI HSG TOÁN 12 ĐỀ THI THỬ ĐỀ THI THỬ 2022 ĐỀ THI ĐGNL ĐỀ ÔN THI TN THPT

About Us

VTED

Một thư viện online nơi bạn có thể tải xuống các tài liệu, đề thi, giáo trình, ebook, sách... môn Toán hấp dẫn, hot, nổi bật với các loại file pdf, word, excel, powerpoint... miễn phí.

Recent Posts

  • Đề KSCL Toán thi tốt nghiệp THPT 2022 cụm Lập Thạch – Sông Lô – Vĩnh Phúc
  • Đề án tuyển sinh năm 2022 trường ĐH Kỹ thuật Hậu cần Công an Nhân dân
  • Đề án tuyển sinh năm 2022 của trường ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGHN

Fanpage

Tài liệu Toán THPT
  • Giới Thiệu
  • Liên Hệ
  • Bản Quyền

Copyright © 2022 | Bản quyền thuộc về VTED.net

No Result
View All Result
  • Home
  • Chuyên đề
    • Chuyên đề toán 10
    • Chuyên đề toán 11
    • Chuyên đề toán 12
    • Tài liệu HSG Toán
    • Tài liệu ôn thi TN THPT
    • Tài liệu ôn thi ĐGNL
    • Tài liệu Casio
    • Công thức toán
  • Toán 10
    • Đề kiểm tra
    • Đề thi giữa HK1
    • Đề thi HK1
    • Đề thi giữa HK2
    • Đề thi HK2
    • Đề thi khảo sát
    • Tài liệu học tập
    • Giáo án Toán 10
  • Toán 11
    • Đề kiểm tra
    • Đề thi giữa HK1
    • Đề thi HK1
    • Đề thi giữa HK2
    • Đề thi HK2
    • Đề thi khảo sát
    • Tài liệu học tập
    • Giáo án Toán 11
  • Toán 12
    • Đề kiêm tra
    • Đề thi giữa HK1
    • Đề thi HK1
    • Đề thi giữa HK2
    • Đề thi HK2
    • Đề thi khảo sát
    • Tài liệu học tập
    • Giáo án Toán 12
  • Đề thi
    • Đề thi HSG
    • Đề thi ĐGNL
    • Đề thi thử THPT
    • Đề ôn thi THPT
  • Tài liệu Toán
    • Blog Tin Tức
    • Blog Toán học
    • Toán cao cấp
    • Tạp chí Toán hoc Tuổi trẻ
    • Tạp chí Epsilon
    • Toán Tiếng Anh
  • Bài tập Toán
    • Bài tập toán 10
    • Bài tập toán 11
    • Bài tập toán 12
    • Bài tập VD – VDC
  • Thi online
    • Thi thử TN THPT
  • Fanpage

Copyright © 2022 | Bản quyền thuộc về VTED.net