Với mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục đại học nước nhà, đã có rất nhiều trường Đại Học, Cao Đẳng lựa chọn kỳ thi đánh giá năng lực làm một trong những phương thức tuyển sinh.
1. Bài thi đánh giá năng lực là gì?
Hiểu đơn giản thì đây là một dạng đề thi sử dụng các câu hỏi trắc nghiệm. Nội dung bài thi sẽ tích hợp đầy đủ cả về kiến thức và khả năng tư duy với hình thức cung cấp số liệu, dữ liệu với những công thức cơ bản, từ đó đánh giá khả năng suy luận và giải quyết vấn đề của mỗi thí sinh, bài thi không đánh giá khả năng ghi nhớ. Dựa trên kết quả thi các trường Đại Học, Cao Đẳng sẽ lựa chọn được những thí sinh có năng lực thực sự với tiêu chuẩn đào tạo và nâng cao chất lượng đầu vào.
2. Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực
Cấu trúc chung bài thi gồm có 3 phần: sáng tạo và giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ và phần toán học, tư duy logic, phân tích số liệu.
2.1. Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia Hà nội
- Khác với những năm trước đây, bài thi đánh giá năng lực trong giai đoạn tới đây sẽ tiếp cận theo hướng đánh giá năng lực học sinh một cách toàn diện hơn, phù hợp khoa học khảo thí hiện đại.
- Theo GS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí Đại học Quốc gia Hà Nội cho hay bài thi đánh giá năng lực năm 2022 sẽ xây dựng bài thi theo hướng khác với bài thi truyền thống gồm ba hợp phần: tư duy định tính, tư duy định lượng và khoa học.
- Về cách phân bố điểm: Tư duy định lượng gồm 50 câu hỏi làm trong 75 phút, tư duy định tính gồm 50 câu trong 60 phút và khoa học 50 câu thuộc các lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và khoa học xã hội trong 60 phút.
- Các thí sinh làm bài thi trên máy tính, hình thức bài thi dưới dạng trắc nghiệm khách quan (lựa chọn một trong bốn đáp án) và điền đáp án. Với thang điểm 150 và tổng thời gian làm bài là 195 phút.
2.2. Cấu trúc bài thi đánh giá năng lực của ĐH Quốc gia TP.HCM
- Ông Nguyễn Quốc Chính – Giám đốc Trung tâm Khảo thí và Đánh giá chất lượng đào tạo ĐHQG.HCM cho hay bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM được xây dựng theo hướng tiếp cận giống với các bài thi đánh giá năng lực phổ biến trên thế giới như SAT của Hoa kỳ và bài thi TSA của Anh.
- Xét về mặt cấu trúc, bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM đánh giá các kỹ năng tư duy phản biện và giải quyết vấn đề của bài thi TSA, và kỹ năng về đọc hiểu, phân tích vốn được nhấn mạnh ở bài thi SAT. Cụ thể, bài thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP.HCM đánh giá các năng lực cơ bản của thí sinh để học đại học như: giải quyết vấn đề, sử dụng ngôn ngữ, tư duy logic, xử lý số liệu. Về mặt nội dung bài thi tích hợp đầy đủ cả về kiến thức lẫn tư duy vớii hình thức cung cấp số liệu, dữ kiện và các công thức cơ bản.
- Cấu trúc đề như sau:
- Phần sử dụng ngôn ngữ gồm 40 câu tối đa 400 điểm
- Phần toán học, tư duy logic và phân tích số liệu gồm 30 câu tối đa 300 điểm
- Phần giải quyết vấn đề gồm 50 câu tối đa 500 điểm.
Tổng là 1200 điểm trong 120 câu hỏi với thời lượng 150 phút.
3. Cần những gì để có thể làm bài thi đánh giá năng lực hiệu quả
3.1. Ôn tập nắm vững thức cơ bản
Kỳ thi đánh giá năng lực sẽ tập trung đánh giá khả năng áp dụng kiến thức, cũng như năng lực tư duy, không kiểm tra kỹ năng học thuộc. Vì vậy, bạn không cần học thuộc kiến thức mà cần nắm vững kiến thức nền tảng để có thể linh hoạt trong việc giải quyết vấn đề. Bạn cần ôn tập tất cả các môn học ở THPT, vì mỗi mảng kiến thức đều hữu ích khi làm bài thi này.
3.2. Biết sử dụng các phương pháp loại trừ
- Đề thi đánh giá năng lực được xây dựng dưới hình thức trắc nghiệm, do đó trong đề thi sẽ có những câu hỏi liên quan đến khả năng suy luận và xử lý tình huống. Kinh nghiệm để làm những câu hỏi này là hãy dùng phương pháp loại trừ để tìm ra câu trả lời phù hợp nhất.
- Ngoài ra, các thí sinh nên làm bài lần lượt từ trên xuống dưới, những câu hỏi nào khó hãy tạm thời bỏ qua. Trong đề thi có đến 50% các câu hỏi ở mức độ dễ và trung bình. Vì thế, thí sinh cố gắng làm chính xác phần này, tránh dành quá nhiều thời gian vào những câu khó.
- Cuối cùng, hãy dùng 15 phút cuối giờ để kiểm tra lại bài. Với những câu chưa làm được, tiếp tục dùng phương pháp loại trừ, tuyệt đối đừng bỏ trống câu nào.
3.3. Làm quen với dạng bài tính toán và tư duy Logic
Đây là một dạng bài thi tương đối lạ với thí sinh. Những câu hỏi về tư duy Logic, tính toán rất khác so với những đề kiểm tra ở THPT. Phần lớn học sinh sẽ rất bỡ ngỡ với dạng đề kiểu này vì chưa bao giờ được làm trước đó.
3.4. Tự tin vào bản thân
Đề thi đánh giá Năng lực thật sự không quá khó. Quan trọng là bạn phải biết cách vận dụng kiến thức đã học và có khả năng tư duy. Những kỹ năng này bạn hoàn toàn có thể luyện tập. Vì thế, các bạn học sinh nên thử sức với kỳ thi này để có thêm cơ hội được xét tuyển vào các trường Đại học, Cao đẳng mà mình mong muốn. Hãy tăng sự tự tin của bản thân bằng cách ôn luyện và làm nhiều đề thi tham khảo.
3.5. Nắm rõ thông tin về kỳ thi
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn ra phức tạp như hiện nay,các bạn cần phải thường xuyên cập nhật thông tin về kỳ thi. Điều này sẽ giúp bạn nắm bắt kịp thời về các mốc thời gian quan trọng, cách thức đăng ký cũng như thanh toán để có được sự chuẩn bị tốt nhất.
4. Phương pháp ôn thi nào hiệu quả nhất
Kỳ thi ĐGNL đối với các bạn học sinh còn khá mới lạ, đặc biệt về cấu trúc cũng như nội dung của bài thi. Vì thế sẽ không ít các bạn học sinh còn đang loay hoay tìm cho mình một cách học hay một phương pháp ôn thi sao cho hiệu quả, 4 lưu ý dành cho các thí sinh khi ôn thi đó là:
- Nắm chắc phần kiến thức cơ bản rồi sau đó mở rộng ra phần kiến thức nền sâu rộng
- Không nên học tủ và không nên tới các lò luyện thi không uy tín nếu bạn tham gia kỳ thi đánh giá năng lực
- Tìm ra phương pháp để giúp ghi nhớ khối lượng kiến thức lớn và bao quát được nhiều chủ đề
- Hiểu và biết cách vận dụng các câu hỏi Toán, tư duy logic
Một số gợi ý về phương pháp học giúp các bạn tìm được hướng ôn luyện cho kỳ thi đánh giá năng lực 2022.
4.1. Áp dụng phương pháp “3 đúng-3 đủ”
3 đúng: đúng nơi đúng chỗ – đúng năng lực – đúng phương pháp: hãy tìm cho mình một nơi ôn luyện có phương pháp dạy phù hợp với năng lực, trình độ của bản thân.
- Tự ôn: Tích lũy kiến thức bằng cách đọc nhiều sách , thu thập thông tin về các lĩnh vực qua báo đài. Các bạn có thể tự ôn luyện tại nhà hoặc sử dụng hệ thống học trực tuyến miễn phí do hoctot.net.vn phát triển. Trên hệ thống này còn có cả phần kiểm tra, thi thử luyện thi đánh giá năng lực của tất cả các môn học.
Đăng ký sử dụng hệ thống học trực tuyến miễn phí: Tại đây
- Học ở các trung tâm ôn luyện, hay các khóa học trên mạng. Hiện nay,có rất nhiều các app hay các trang web có mở các khóa học dành riêng cho việc ôn thi đánh giá năng lực giúp các bạn có thể ôn luyện, bổ sung và nâng cao kiến thức của mình.
3 đủ: đủ kiến thức- đủ thời gian- đủ tự tin: chuẩn bị đầy đủ kiến thức cho kỳ thi, phân bố thời gian làm bài hợp lý và tự tin vào khả năng của mình.
4.2. Rèn luyện kỹ năng và khả năng tư duy
- Rèn luyện kỹ năng đọc hiểu – giống kỹ năng khi thi phần đọc hiểu trong bài thi tiếng Anh thông thường, đó là đọc thật kỹ và nắm bắt được từ khóa trong câu hỏi một cách nhanh chóng.
- Phải có tư duy, suy luận và loại trừ đáp án trong phần logic
- Ghi nhớ khối lượng kiến thức lớn, bao quát nhiều chủ đề bằng cách hệ thống hóa kiến thức.
5. Bộ tài liệu đề cương, đề thi đánh giá năng lực
Để đạt được kết quả cao trong kỳ thi ĐGNL học sinh nên kết hợp song song việc ôn luyện lý thuyết dựa trên bộ đề cương cùng với luyện đề thi của các năm trước đó. Điều này giúp các bạn làm quen với cấu trúc đề, không bị bỡ ngỡ với các dạng câu hỏi từ đó bám sát được nội dung của bài thi.
Theo các con số thống kê thì có rất nhiều lượt tìm kiếm tài liệu trực tuyến trên Google liên quan tới các từ khóa như: (bộ đề thi đánh giá năng lực 2021, đáp án đề thi mẫu, cấu trúc đề thi, đề cương ôn thi…). Nhằm đáp ứng nhu cầu của các bạn học sinh, vted.net đã tổng hợp danh sách tài liệu đề thi mẫu chi tiết cho các bạn tham khảo:
- Đề thi đánh giá năng lực 2021 – Đại Học Quốc Gia TPHCM
- Đề thi đánh giá năng lực 2020 – Đại Học Quốc Gia TPHCM
- Đề thi đánh giá năng lực 2019 – Đại Học Quốc Gia TPHCM
- Đề thi đánh giá năng lực 2018 – Đại Học Quốc Gia TPHCM
- Đề thi mẫu đánh giá năng lực 2021 – Đại Học Quốc Gia Hà Nội