Tài liệu Chuyên đề trắc nghiệm tính đơn điệu của hàm số do thầy giáo Nguyễn Bảo Vương biên soạn gồm 40 trang. Chuyên đề bao gồm phần tóm tắt lý thuyết, bài tập ví dụ minh họa và bài tập rèn luyện cuối tài liệu, có đáp án. Phần ví dụ minh họa có phân tích từng bước giải cụ thể và phần lời bình sau một số bài toán giúp học sinh nắm vững được phương pháp, rút ra được kinh nghiệm làm bài.
KIẾN THỨC CẦN NHỚ
CÁC BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN TÍNH ĐƠN ĐIỆU CỦA HÀM SỐ
+ Bài toán 1. Cho hàm số y = f(x) tìm khoảng đồng biến, nghịch biến của hàm số trên các khoảng (a; b) nào đó
+ Bài toán 2.1. Tìm m để hàm số y = f(x) đơn điệu trên tập xác định của nó
+ Bài toán 2.2. Tìm m để hàm số y = f(x) đơn điệu trên miền D cho trước
+ Bài toán 2.3. Tìm m để hàm số y = (ax + b)/(cx + d) đồng biến (nghịch biến), trên từng khoảng xác định của nó
+ Bài toán 2.4 Tìm m để hàm số y = (ax + b)/(cx + d) đồng biến (nghịch biến) trên (a, b)
+ Bài toán 2.5 Tìm m để hàm số bậc ba đơn điệu 1 chiều trên đoạn thẳng bằng k
[ads]
VÍ DỤ VÀ CÁCH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP GIẢI
Như các bạn đã biết, môn toán hiện tại là trắc nghiệm 100%, tuy nhiên lối xây dựng bài viết này của tôi vẫn thiên theo hướng tư duy, suy luận, tôi kiểm nghiệm bản thân, dù toán là trắc nghiệm, hay toán là tự tuận, chúng ta đều có chung một cái gốc rể, một cái bản chất sơ khai ban đầu, đều bắt nguồn từ một lý luận căn bản, có khác là trắc nghiệm thì không phải trình bày, và người chấm chẳng quan tâm tới việc bạn giải bài toán đó bằng cách nào thôi. Xong các ví dụ của tôi dưới đây, sẽ thiên về các trình bày, vì thực ra trình bày chính là cách diễn đạt suy luận ra giấy, mong các bạn chân thành tiếp nhận nó một cách cởi mở và thành thật nhất, và được tôi chia ra 4 mức độ khác nhau Nhận Biết – Thông Hiểu – Vận Dụng Thấp – Vận Dụng Cao. Để các bạn có thể học tăng level dần.