VTED.net xin gửi đến các bạn Tạp chí Epsilon số 11
Tạp chí Epsilon số 11 lần này được xuất bản trong bối cảnh các thủ tục thành lập Tạp chí Pi đã có những bước tiến triển lạc quan và sẽ có giấy phép chính thức trong thời gian tới. Có nghĩa là khả năng số báo Pi đầu tiên sẽ ra đời là rất cao.
Trong khi chờ đợi số báo chuyên nghiệp đầu tiên đó, Epsilon 11 vẫn sẽ làm nhiệm vụ của mình, chắt chiu những điều nho nhỏ đem đến cho bạn đọc của mình.
Trích lời giới thiệu bài báo đầu tiên trong Epsilon 11
Trình bày lời giải của một bài toán khi ta đã biết lời giải không phải là khó. Nhưng trình bày thế nào để người đọc hiểu được lối suy nghĩ dẫn dắt đến lời giải đó luôn là rất khó.Và đó thực sự mới là điều mà ta cần học. Vì suy cho cùng, không thể học thuộc hết tất cả các lời giải. Cái mà ta có thể học, đó là những suy luận có lý dẫn dắt ta đến với lời giải. Số 11 của Epsilon xin giới thiệu với độc giả một bài toán như thế với sự dẫn dắt của thầy Hà Huy Khoái. Cái khó nhất của mỗi người khi đứng trước bài toán là tìm phương pháp gì để giải quyết? Không ai “mách” cho bạn là với bài đó, cần dùng phương pháp gì (trừ những bài tập “minh hoạ” cuối mỗi chương sách). Những cuốn sách bài tập (với đề ra, lời giải hoàn chỉnh) nhiều khi không cho ta biết làm thế nào mà tác giả tìm ra cách giải đó. Dù đã hiểu lời giải, thậm chí đã nhớ lời giải, vẫn chưa thể nói là đã hiểu bài toán nếu chưa trả lời được câu hỏi trên. Và nếu gặp lại bài toán đó, nhưng với cách phát biểu khác, bạn có thể vẫn tưởng như gặp nó lần đầu.Những điều nói trên đây gợi cho tôi ý định viết một cuốn sách bài tập, nhưng trong đó không có sẵn những lời giải đẹp đẽ, mà bạn đọc cùng với tác giả lần mò cùng nhau để tìm cách giải quyết. Để làm ví dụ cho việc đó, mà tôi nghĩ là cần thiết khi giảng dạy, tôi chọn ra đây (chưa thể gọi là “chọn lọc”, vì không có đủ thời gian) một số bài toán thuộc những loại khác nhau, và thuộc những phần mà theo tôi chưa được giảng dạy nhiều ở THPT (chuyên). Tôi sẽ cố gắng bổ sung để đến khi có thể hoàn thành một cuốn sách bài tập theo cách đó. Ta hãy bắt đầu từ bài toán sau đây, mà theo kinh nghiệm cá nhân, “độ khó” của nó tương đương với bài ra trong kỳ thi học sinh giỏi toàn quốc môn toán (có thể không là bài khó nhất, nhưng không là bài dễ nhất).
LỜI NGỎ
Những ngày này 2 năm trước ý tưởng về Epsilon còn chưa được hình thành. Lúc đó, với sự gợi ý của GS Ngô Bảo Châu, Hội toán học Việt Nam và Viện nghiên cứu cao cấp về toán cùng với một số nhân sự tích cực đang cố gắng xin rất phép để cho ra đời tạp chí Pi, tạp chí phổ biến toán học dành cho học sinh và sinh viên. Nhưng rồi thủ tục không đơn giản như mọi người tưởng ban đầu và dự án bị chựng lại. Epsilon đã được ra đời như một cuộc tổng diễn tập trước khi vào trận đánh chính thức. Ngày ý tưởng ra đời Epsilon được công bố, TS Lê Thống Nhất, một trong những người được nhắm sẽ làm Phó tổng biên tập của Pi đã làm bài thơ chúc mừng
Chỉ một cánh én nhỏ
Không làm nên Mùa xuân
Không bắt đầu từ nhỏ
Chẳng có thứ ta cần
Từ một cánh én nhỏ
Sẽ sinh sôi dần dần
Ra cả trời én nhỏ
Rõ ràng là Mùa Xuân
Epsilon số 11 lần này được xuất xưởng trong bối cảnh các thủ tục thành lập Tạp chí Pi đã có những bước tiến triển lạc quan và sẽ có giấy phép chính thức trong tháng 10 này. Có nghĩa là khả năng số báo Pi đầu tiên sẽ ra đời vào tháng 1/2017 là rất cao.
Trong khi chờ đợi số báo chuyên nghiệp đầu tiên đó, Epsilon vẫn sẽ làm nhiệm vụ của mình, chắt chiu những điều nho nhỏ đem đến cho bạn đọc của mình.
Epsilon nguyện làm cánh én nhỏ để báo hiệu Mùa Xuân.
MỤC LỤC
Hà Huy Khoái
Giải toán cùng bạn . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
Nguyễn Tiến Dũng
Đối xứng trong nghệ thuật . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 9
Nguyễn Ái Việt
Tô Pô học và ứng dụng trong Vật lý . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 34
Terrence Tao (Phùng Hồ Hải dịch)
Về câu hỏi trắc nghiệm trong toán học . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 39
Lê Tự Quốc Thắng
Nước Mỹ chọn và luyện đội tuyển thi toán quốc tế (IMO) như thế nào? . . . . . . . . . . 45
Trần Thanh Hải
Luận lý với thì . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 51
Henry Trần
Các phương pháp sai phân hữu hạn cho phương trình đạo hàm riêng . . . . . . . . . . . 55
Kiều Đình Minh
Phương pháp giải tích trong các bài toán Olympic . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 79
Trần Quang Hùng
Tổng quát hoá đường thẳng Droz Farny . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 93
Vandanjav Adiyasuren
Note on Hermite – Hadamard Inequalities . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 100
Slava Gerovitch (Hoàng Mai dịch)
Andrei Kolmogorov – Người mở đường ngành xác suất hiện đại . . . . . . . . . . . . . . 103
Đào Thanh Oai
Mở rộng bổ đề Sawayama và định lý Sawayama-Thebault . . . . . . . . . . . . . . . . . 109
Ngô Quang Dương
Đường thẳng Steiner. Điểm Anti-Steiner . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 113
Lê Phúc Lữ
Về bài toán tam giác 80-80-20 (tiếp theo) . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 125
Lê Phúc Lữ
Giới thiệu về kỳ thi học bổng du học Nga . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
Nguyễn Quốc Khánh
Những câu đố Mát-Xcơ-Va . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 149
Ban Biên tập Epsilon
Bài toán hay – Lời giải đẹp . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 153
Ban Biên tập Epsilon
Các vấn đề cổ điển – hiện đại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 156