VTED.net xin gửi đến các bạn Tạp chí Epsilon số 7
Epsilon số 7 được ra đời vào đúng dịp Tết Nguyên đán, khi năm con Dê chuyển cây gậy thời gian cho năm con Khỉ. Xin được thay mặt cho Ban Biên tập và đội ngũ làm báo gửi lời chúc mừng năm mới đến toàn thể các tác giả, cộng tác viên, độc giả và ủng hộ viên của Epsilon. Chúc tất cả mọi người một năm mới an lành, hạnh phúc, sức khỏe và thành công. Quay trở về với Epsilon, ta thấy, dù còn vất vả nhưng thử thách trong năm đầu tiên của Epsilon đã được vượt qua, 6 số báo đầy đặn về nội dung và ngày càng đẹp về hình thức đã được gửi đến quý độc giả. Nghiên cứu tiếng Nga, ta sẽ thấy một điều khá thú vị. Nói về số đếm thì 1 (odin) là số ít, nhưng 2, 3, 4 (dva, tri, tretưre) vẫn chưa phải là số nhiều, mà mới là số vừa vừa. Phải từ 5 trở lên tiếng Nga mới coi là nhiều hẳn. Xét theo quan điểm như thế thì đến số Epsilon 7 này, cũng có thể coi là Epsilon đã chuyển được sang trạng thái “nhiều”. Nhưng số 7 là số đầu tiên của năm thứ hai, làm năm chuyển tiếp từ số ít sang số nhiều vừa. Và chặng đường tiếp theo là 3 năm nữa để có thể chuyển từ trạng thái “tờ báo xuất bản được vài năm” sang trạng thái “tờ báo xuất bản được nhiều năm”. Đôi chút về số báo Xuân, số báo được chuẩn bị trong năm Ất Mùi và hoàn tất trong năm Bính Thân này. Epsilon 7 vẫn trung thành với định hướng đa dạng về nội dung, phong cách, mức độ chuyên sâu. Trong số này sẽ có những bài viết khá chuyên sâu của các tác giả Lý Ngọc Tuệ (Trò chơi vô hạn với thông tin hoàn hảo), Ngô Quang Hưng (Bất đẳng thức kiểu Shannon và vài ứng dụng), các bài viết về các vấn đề chuyên sâu nhưng bằng ngôn ngữ phổ thông, thường thức của Nguyễn Văn Tuấn (Trị số P ra tòa), Job Bouwman (Phép biến đổi Fourier có ý nghĩa Vật lý gì?), các bài toán mang tính học thuật (ở mức độ phổ thông) của Võ Quốc Bá Cẩn (Sự bằng nhau của hai đa thức và ứng dụng vào giải phương trình hàm), Nguyễn Văn Thế (Về một bổ đề số học), Nguyễn Văn Huyện (Bổ đề hoán vị), Trần Ngọc Thắng (Sử dụng hệ thặng dư đầy đủ trong một số bài toán đếm) Lê Thị Minh Thảo (Công cụ truy hồi và quy nạp trong các bài toán trò chơi), Nguyễn Tiến Dũng (Về một bài toán hình học trong kỳ thi VMO 2016), Trần Quang Hùng (Về bài hình học G5 trong IMO Short list năm 2000).
Tạp chí kỳ này gồm các nội dung sau:
Ban Biên tập Epsilon – Lời ngỏ cho Epsilon số 7
Ngô Quang Hưng – Bất đẳng thức kiểu Shannon và vài ứng dụng
Lý Ngọc Tuệ – Trò chơi vô hạn với thông tin hoàn hảo
Nguyễn Văn Tuấn – Trị số P ra toà
Job Bouwman – Phép biến đổi Fourier có ý nghĩa vật lý gì?
Đặng Nguyễn Đức Tiến – Bài toán cần tiền phần 2: Các một số bài toán đếm sử dụng cân số
Trần Nam Dũng – Câu chuyện về số hoàn hảo
Nguyễn Văn Thế – Về một bổ đề số học
Võ Quốc Bà Cẩn – Sự bằng nhau của hai đa thức và ứng dụng vào giải phương trinh hàm
Nguyễn Văn Huyện – Bổ đề hoán vị
Trần Ngọc Thắng – Sử dụng hệ thặng dư đầy đủ trong một số bài toán đếm
Lê Thị Minh Thảo – Công cụ truy hồi và quy nạp trong các bài toán trò chơi
Nguyễn Tiến Dũng – Về một bài toán hình học trong kỳ thi VMO 2016
Ngô Quang Dương – Đường thẳng Simson
Trần Quang Hùng – Về bài hình học G5 trong IMO Shortlist năm 2000
Trần Nam Dũng – Bài toán hay lời giải đẹp
José-Manuel Rey – Hội chứng Carol
Trần Nam Dũng – Các vấn đề cổ điển và hiện đại
Nguyễn Tiến Dũng – Tủ sách toán phổ thông